Cập nhật vào 25/11
Vách ngăn vệ sinh thường được sử dụng trong các công trình công cộng như trường học, nhà hàng, bệnh viện, siêu thị… Việc sử dụng vách ngăn một thời gian dài mà không lau chùi bảo quản cẩn thận là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nấm mốc, bong tróc và hỏng. Bài viết sẽ chia sẻ cho bạn cách khắc phục và hạn chế tình trạng trên.
Vách ngăn vệ sinh hiện này là một phần không thể thiếu trong thi công xây dựng các công trình công cộng như trường học, nhà hàng, bệnh viện, siêu thị… Tuy nhiên nếu trong quá trình sử dụng chúng ta không cẩn thận sẽ khiến vách ngăn có thể bị hư hỏng, nấm mốc. Chính vì vậy, để đem tuổi thọ cao cho sản phẩm thì chúng ta phải có cách xử lý hiệu quả.
Vách ngăn vệ sinh
Lý do vách ngăn vệ sinh bị nấm mốc, bong tróc, hỏng hóc?
Có rất nhiều lí do để vách ngăn vệ sinh bị hỏng, có thể kể một số nguyên nhân sau:
- Do không vệ sinh, lau chùi thường xuyên: Thông thường thì ở các bệnh viện, trường học đều có nhân viên vệ sinh khu vực nhà vệ sinh, tuy nhiên có thể do lười biếng mà nhân viên thường lau chùi một cách qua loa dẫn đến tình trạng vách ngăn vệ sinh không sạch sẽ, khô ráo, luôn trong tình trạng ẩm ướt dẫn đến bị nấm mốc.
- Do vệ sinh sai cách: Nhiều nhân viên vệ sinh sử dụng nước rửa bồn cầu, thuốc tẩy để lau chùi vách ngăn vệ sinh, những hóa chất này sẽ làm bong tróc lớp bao phủ bên ngoài của vách ngăn gây mất thẩm mỹ.
- Do ý thức người sử dụng kém: nhiều người có thể đá, hay mở đóng cửa mạnh rất dễ làm bung bản lề, cong vênh cánh cửa, làm hỏng hóc vách ngăn vệ sinh.
Cách xử lí vách ngăn vệ sinh bị nấm mốc, bong tróc, hư hỏng
- Khi phát hiện vách ngăn bị hỏng hóc: có thể bị hỏng bản lề hay chỗ đóng mở thì cần gọi thợ đến sửa để đảm bảo không gây sự bất tiện cho người sử dụng.
Nên sử dụng thuốc khử nấm mốc đối với vách ngăn vệ sinh
Xem thêm: Mẹo hay để sử dụng vách ngăn vệ sinh được lâu bền
- Trong trường hợp vách ngăn vệ sinh bị nấm mốc thì tốt nhất bạn nên vệ sinh thật sạch sẽ. Định kì khoảng 1 tuần 1 lần chúng ta xịt các loại thuốc khử mùi, khử nấm mốc hoặc đặt trong khu vệ sinh những chậu cây có khả năng khử mùi, tạo không khí tự nhiên. Luôn giữ cho vách ngăn vệ sinh trong tình trạng khô ráo, sáng bóng vì nếu để phòng vệ sinh luôn trong tình trạng ẩm ướt thì các vách ngăn rất dễ bị nấm mốc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lắp đặt các loại bóng đèn có ánh sáng trắng, đặt ở các góc chiếu phù hợp sao cho có thể tỏa ánh sáng ra toàn bộ khu vách ngăn xóa bỏ không khí tối tăm ẩm thấp giúp vách ngăn có tuổi thọ lâu hơn.
- Nguyên nhân dẫn đến vách ngăn vệ sinh bị bong tróc đó chính là vệ sinh không đúng cách như dùng các vật cứng như dẻ cọ nồi, giấy giát (dùng trong nghệ mộc) để lau chùi. Chính vì vậy chúng ta cần lau nhẹ nhàng không nên mạnh tay quá tránh làm cong vênh cửa cũng như bản lề. Sau khi cọ rửa xong bạn làm sạch vách ngăn một lần nữa bằng nước sau đó lau lại bằng miếng vải mềm khô, các bạn không nên để nước đọng ở những nơi như bản lề, mối nối để tránh rỉ sét.
- Lưu ý đối với vách ngăn vệ sinh các bạn không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa có tính bào mòn như: nước rửa bồn cầu, thuốc tẩy vì những hóa chất này sẽ làm bong lớp bao phủ bên ngoài của vách ngăn, làm bay màu, làm mất các hoa văn trang trí cũng như độ bền của vách ngăn bị giảm. Không được để vách ngăn tiếp xúc với những loại axit mạnh như H2SO4, các loại axit từ ắc quy…